0902 377 829

Thông Tin Về Điện Năng Lượng Mặt Trời

Để truyền tải đầy đủ thông tin đến Qúy KH về điện năng lượng mặt trời, nhằm giúp tư vấn khoản đầu tư phù hợp trước khi quyết định lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời và cũng thay cho yêu cầu đại đa số thắc mắc của KH trong thời gian qua.

Đơn vị:

KWh là viết tắt của ‘kilowatt-giờ’. Đây là một đơn vị điện, là chỉ số đo lượng điện được sử dụng.

KWp là viết tắt của ‘kilowatt-peak’. Đây là đơn vị đo công suất  của một Hệ thống điện năng lượng mặt trời, còn Wp (watt-peak) là đơn vị đo công suất  của tấm Pin năng lượng mặt trời. Ví dụ một hệ thống điện mặt trời bao gồm 10 tấm Pin JA mặt trời công suất 435Wp thì công suất của hệ thống đó là 4,35 kWp.

I.Những điều  nên biết trước khi lắp đặt Hệ thống điện năng lượng mặt trời:

Nội dung:

1. Ba thành phần chính của hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời trước hết được tạo thành từ:

1.1. Các tấm Pin mặt trời, có thể là đa tinh thể (poly) hoặc đơn tinh thể (mono)

Không quá quan trọng nếu bạn đang phân vân sử dụng một tấm Pin mặt trời đơn tinh thể (mono) hoặc đa tinh thể (poly). Điều quan trọng là bạn mua một thương hiệu Pin mặt trời tốt, hiệu suất cao, bảo hành lâu dài để nó có thể tồn tại hơn 25 năm khi được lắp đặt trên mái nhà của bạn. Hàng hóa nhập khẩu trực tiếp tại nhà máy đều có sử dụng bảo hiểm.

Pro-Tip: Pin mặt trời Mono có hiệu suất cao hơn và giá thành cao hơn so với Poly. Vùng có bức xạ , số giờ nắng thấp như phía Bắc nên sử dụng Pin Mono, còn vùng khí hậu ở miền Nam, miền Trung có bức xạ, số giờ nắng  cao sử dụng Mono hay Poly đều tốt, Pin Mono sẽ cho hiệu suất cao hơn tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cũng cao hơn so với Poly.

Có lẽ bạn đang phân vân không biết chọn thương hiệu tấm Pin mặt trời nào tốt trong hàng trăm thương hiệu trên thị trường? Vì vậy, danh sách dưới đây bao gồm hầu hết các thương hiệu Pin năng lượng mặt trời chất lượng cao đạt thương hiệu thế giới và phổ biến ở Việt Nam:

 

1.2. Thành phần chính thứ hai của một hệ thống điện năng lượng mặt trời là Biến tần (INVERTER):

Chức năng của biến tần là chuyển đổi điện một chiều DC mà các tấm pin mặt trời sản xuất thành điện xoay chiều AC 220V.

Biến tần là thành phần có khả năng dể bị lỗi hoặc sự cố nhất trong hệ thống năng lượng mặt trời trong 5-10 năm đầu tiên. Điều này là do Inverter phải làm việc liên tục cả ngày ( 12/24h ) và hoạt động liên tục quanh năm. Thời hạn bảo hành của nhà máy: 5-12 năm tùy vào thương hiệu. Vì vậy  chúng tôi khuyên bạn nên xem xét việc lắp đặt một biến tần Inverter loại tốt, có thương hiệu và tên tuổi trên thị trường.

Danh sách các thương hiệu biến tần Inverter phổ biến tại Việt Nam, có chất lượng hàng đầu thế giới và giá thành cũng khá cao so với các loại Inverter còn lại (danh sách này không đầy đủ, nhưng bất kỳ đơn vị lắp đặt có uy tín nào cũng đang sử dụng một trong những thương hiệu sau):

Thương hiệu Quốc gia Năm thành lập
Fronius Áo 1945
SMA Đức 1981
Kaco Đức 1914
Huawei Trung Quốc 2015
Sungrow Trung Quốc 1997
Goodwe Trung Quốc 2010
ABB Thụy Sĩ 1988
Ginlong-Solis Trung Quốc 2005
SolarEdge Israel 2006
Delta Đài Loan 1975

1.3 Thành phần chính thứ ba của hệ thống điện năng lượng mặt trời là hệ thống khung giá đỡcấu kiện liên kết Pin mặt trời với mái nhà của bạn).

Tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực các tỉnh miền Trung với đặc thù là các tỉnh nằm ven biển và thường xuyên phải hứng chịu thiệt hại từ các cơn bão mạnh hàng năm nên khuyến nghị với Chủ đầu tư phải đặt biệt quan tâm tới phần kết cấu của giàn khung giá đỡ này. Đảm bảo phần kết cấu khung giá đỡ để lắp đặt tấm Pin mặt trời phải chịu lực gió bão  để tránh xảy ra những thiệt hại.

Trường hợp các bạn nghe dự báo bão lớn và có nguy cơ đổ bộ vào khu vực của bạn thì chúng tôi khuyến nghị với các bạn nên liên hệ với đơn vị lắp đặt để tháo các tấm Pin mặt trời xuống để đảm bảo an toàn và sẽ lắp đặt các tấm Pin mặt trời lên lại khi cơn bão đi qua.

2 Xác định rõ nhu cầu để quyết định lắp điện năng lượng mặt trời:

Khi điện mặt trời được tạo ra bởi các tấm Pin mặt trời, đầu tiên nó sẽ được sử dụng bởi các thiết bị điện trong công năng nhu cầu của bạn, phần năng lượng điện mặt trời dư thừa sẽ được xuất vào lưới điện và bán lại cho Điện lực EVN  thông qua Công tơ điện 2 chiều.

Sử dụng năng lượng mặt trời do hệ thống điện mặt trời của bạn tạo ra hiệu quả hơn so với xuất bán cho EVN.

Điều này có nghĩa là các Hộ gia đình, Hộ kinh doanh, Doanh Nghiệp kinh doanh, nhà xưởng  sử dụng nhiều điện vào ban ngày hoặc các thiết bị  hoạt động nhiều theo giờ có bức xạ mặt trời lớn và tiêu thụ hết lượng điện năng lượng mặt trời được tạo ra thì có thể thấy là thời gian hoàn vốn của hệ thống điện mặt trời là rất ngắn trong khoảng 4 năm.

3. Bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất bao nhiêu?

Câu trả lời cho câu hỏi này đến từ chính bạn:

– Phụ thuộc vào ngân sách  đầu tư :

Một hệ thống điện mặt trời dân dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay có giá trị đầu tư nằm trong khoảng 16-20 triệu đồng/1kWp tùy thuộc vào chất lượng thiết bị  và tùy thuộc vào công suất của hệ thống ( Hệ thống càng lớn thì giá thành lắp đặt trên 1kWp sẽ thấp hơn)

– Phụ thuộc vào không gian mái nhà :

Diện tích phần mái nhà trống để có thể lắp đặt điện mặt trời sẽ quyết định đến công suất đầu tư một hệ thống điện mặt trời. Hiện tại để lắp đặt  1kWp Pin mặt trời sẽ cần diện tích khoảng 3m2. Vì vậy nếu mái nhà của bạn có diện tích nhỏ thì cũng không thể lắp được hệ thống điện mặt trời công suất lớn.

– Phụ thuộc vào mục đích sử dụng hệ thống điện mặt trời của bạn: Lắp điện mặt trời phục vụ tiêu thụ trong nhà, doanh nghiệp, nhà xưởng để giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng hay lắp điện mặt trời để bán cho EVN.

Từ các yếu tố phân tích ở trên, nếu  tiêu thụ điện nhiều vào ban ngày thì lắp điện mặt trời để tự sử dụng sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn và thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh hơn so với mục đích bạn muốn lắp điện mặt trời để bán cho EVN.

Việc đầu tư điện mặt trời để bán cho EVN sẽ có hiệu quả cao hơn nếu bạn lắp đặt hệ thống công suất lớn ví dụ như các solar roof-top tầm trên 1MW hoặc các Solar Farm. Còn nếu lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà đầu tư để bán điện cho EVN  thì để thu hồi vốn, mất khoảng 5- 7 năm.

4 Giá Bán điện của EVN và Giá Mua điện mặt trời:

4.1 Giá bán điện của EVN:

THÔNG BÁO BIỂU GIÁ BÁN ĐIỆN ÁP DỤNG TỪ NGÀY 20/3/2019

Theo Thông tư số: 16 /2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 và Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công thương

♦ Giá bán điện sinh hoạt cho Hộ gia đình:

Giá điện sinh hoạt
bậc thang
Đơn giá
(đ/kWh)
Đơn giá + VAT (đ/kWh) Sô tiền hàng tháng phải trả
Bậc 1: Cho kWh 0-50  1.678  1.846 Từ 0 đ – 92,300 đ
Bậc 2: Cho kWh 51-100  1.734  1.907 Từ 94,207 đ – 187,650 đ
Bậc 3: Cho kWh 101-200  2.014  2.215 Từ 189,865 – 409,150 đ
Bậc 4: Cho kWh 201-300  2.536  2.790 Từ 411,940 đ – 688,150 đ
Bậc 5: Cho kWh 301-400  2.834  3.117 Từ 691,267 đ – 999,850 đ
Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên   2.927  3.220 Trên 999,850 đồng

♦ Giá bán điện cho các Đơn vị kinh doanh:

Giá điện cho Hộ kinh doanh
(Cấp điện áp từ 220V đến 6kV)
Đơn giá
(đ/kWh)
Đơn giá + VAT (đ/kWh)
Giờ cao điểm ( từ 9h30 đến 11h30 và từ 17h đến 20h)   4.587  5.046
Giờ thấp điểm ( từ 22h đến 4h sáng)  1.622  1.784
Giờ bình thường ( các khung giờ còn lại trong ngày)  2.666  2.933

♦ Giá bán điện cho các Ngành sản xuất:

Giá điện Ngành Sản xuất
(Cấp điện áp từ 220V đến 6kV)
Đơn giá
(đ/kWh)
Đơn giá + VAT (đ/kWh)
Giờ cao điểm ( từ 9h30 đến 11h30 và từ 17h đến 20h)   3.076  3.384
Giờ thấp điểm ( từ 22h đến 4h sáng)  1.100  1.210
Giờ bình thường ( các khung giờ còn lại trong ngày)  1.685  1.854

4.2 Giá mua điện mặt trời của EVN đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu bán điện:

» Cơ chế mua bán điện và giá mua điện của dự án ĐMTMN:

– Các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.

» Giá mua điện:

+ Trước ngày 01/01/2018, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10/4/2017 là 22.316 đồng/USD).

+ Từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2018, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.096 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2017 là 22.425 đồng/USD).

+ Từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.134 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2018 là 22.825 đồng/USD).

+ Kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng tương đương với 8,38 UScents/kWh.

5. Lưu ý về hướng / góc mái để lắp điện năng lượng mặt trời tối ưu:

Hướng Tấm Pin

Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Điều này có nghĩa là các tấm pin mặt trời hướng Đông sẽ sản xuất hầu hết năng lượng vào buổi sáng và ít hơn vào buổi chiều.

Việt Nam với vị trí địa lý là nằm ở Bán cầu Bắc, mà mặt trời thì quay xung quanh đường xích đạo, vì vậy bố trí các tấm Pin mặt trời hướng về phía Nam sẽ mang lại hiệu suất năng lượng cao nhất.

Góc Tấm Pin:

Khu vực càng xa xích đạo thì vĩ độ càng lớn. Hiện tại Việt Nam chúng ta nằm phía trên đường xích đạo (Bán cầu Bắc). Với điểm cực bắc của nước ta có vĩ độ là 23°22′ ( Lũng Cú ). Điểm cực nam có vĩ độ là 8°34′ (Mũi Cà Mau).

Khi giàn pin được đặt nghiêng bằng với giá trị vĩ độ tại địa điểm lắp đặt. Bề mặt các tấm pin sẽ vuông góc với tia sáng mặt trời vào buổi trưa vào hai thời điểm mùa Xuân và mùa Thu. Chính xác là vào hai ngày Xuân Phân ( 20/3 ) và Thu Phân (23/9). Tuy nhiên lượng bức xạ nhận được nhiều nhất sẽ phân bố từ tháng 3-4 tùy theo khu vực.

Góc nghiêng tối ưu cho các thành phố lớn tại Việt Nam:

Chúng ta sẽ sử dụng PVwatt để xác định góc nghiêng tối ưu khi giàn pin hướng về hướng chính nam cho mỗi thành phố. PVwatt là ứng dụng phát triển bởi viện nghiên cứu năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) của Hoa Kỳ.

› Hà Nội — Vĩ Độ 21° : Góc nghiêng tối ưu 15-17°

› Đà Nẵng — Vĩ Độ 16°: Góc nghiêng tối ưu 13-15°

› Hồ Chí Minh — Vĩ Độ 11°: Góc nghiêng tối ưu 11-13°

› Cần Thơ — Vĩ Độ 10°: Góc nghiêng tối ưu 10-12°

6.Thời gian hoàn vốn điển hình cho một hệ thống năng lượng mặt trời:

Việc lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời được thiết kế tốt có thời gian hoàn vốn điển hình khoảng 4-6 năm tại Việt Nam tại thời điểm năm 2020.

Thời gian hoàn vốn có thể khác nhau tùy thuộc vào tình hình sử dụng điện của bạn và kích thước hệ thống điện mặt trời bạn đầu tư:

Thời gian hòa vốn khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời của bạn sẽ ngắn ( trong khoảng 4 năm ) nếu:

› Bạn tiêu thụ điện nhiều vào ban ngày.

› Bạn phải trả nhiều tiền điện ở thang điện bậc 6 theo giá điện sinh hoạt bậc thang của EVN

› Bạn phải thanh toán giá điện theo đối tượng là Hộ kinh doanh theo bảng giá điện của EVN

› Công suất lắp đặt hệ thống điện mặt trời càng lớn ( Lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất lớn thì giá thành lắp đặt trên mỗi kWp sẽ thấp hơn ).

Thời gian hòa vốn khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời của bạn sẽ dài hơn ( có thể từ 5-6 năm ) nếu:

› Bạn tiêu thụ điện nhiều vào ban đêm và ban ngày ít xài điện.

› Bạn chỉ phải trả tiền điện dưới 1 triệu đồng/tháng, nghĩa là chỉ tiêu thụ điện ở thang điện bậc 1,2,3,4,5 theo giá điện sinh hoạt bậc thang của EVN.

› Công suất lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhỏ  3 kWp.

7. Giá thành đầu tư lắp Hệ thống điện năng lượng mặt trời là bao nhiêu?

Giá tham khảo cho các hệ thống điện năng lượng mặt trời chất lượng tương đối được cung cấp tại thị trường Việt Nam, ví dụ với Pin mặt trời JAInverter Sungrow, giá trọn gói bao gồm cả thi công lắp đặt hoàn thiện:

  • Hệ thống điện mặt trời 3KWp: 50-55 triệu đồng (  18 triệu/kWp)
  • Hệ thống điện mặt trời 5KWp: 85 – 90 triệu đồng (  17 triệu/kWp)
  • Hệ thống điện mặt trời 10KWp: 160 – 170 triệu đồng ( 16  triệu/KWp)

Giá đầu tư sẽ cao hơn dành cho các hệ thống điện mặt trời cao cấp (ví dụ: các tấm pin mặt trời LG /Q.Cel/ cùng với Inverter đến từ thương hiệu nổi tiếng châu Âu như SMA, Solar edge…

Chi phí có thể tăng nếu bạn cần nâng cấp hệ thống điện (nâng cấp trạm điện, nâng cấp tiết diện dây dẫn điện) hoặc các công việc khác để làm cho ngôi nhà của bạn phù hợp với năng lượng mặt trời, hoặc nếu kết cấu của ngôi nhà bạn làm cho việc lắp đặt hệ thống khó

8. Pin lưu trữ điện, Acquy – Bạn có cần chúng không?

Hệ thống Pin hoặc Acquy lưu trữ điện trong( Độc lập hoặc Hybrid) có tác dụng là lưu trữ năng lượng để sử dụng dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc sử dụng ở những nơi chưa có lưới điện.

Bộ lưu trữ điện rất tốn kém trong năm 2020 và sẽ làm tăng cao chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời đối với hầu hết các hộ gia đình.

Lấy ví dụ – Nhà của bạn tiêu thụ tiền điện một tháng khoảng 1 triệu, bạn đầu tư hệ thống điện mặt trời hòa lưới chỉ mất khoảng 54 triệu, Nếu bạn muốn đầu tư lắp đặt Hệ thống Pin lưu trữ thì giá đầu tư sẽ tăng thêm khoảng 20-30 triệu nữa, điều đó làm tổng vốn đầu tư điện mặt trời của bạn tăng cao làm cho thời gian hòa vốn kéo dài ra mà tuổi thọ của Pin lưu trữ chỉ 4-5 năm, sau khoảng thời gian đó bạn lại tiếp tục đầu tư thêm Bộ Acquy hoặc Pin lưu trữ mới, nó thật sự không hiệu quả về mặt kinh tế, chỉ phù hợp với các ứng dụng cần thiết và phù hợp với những nơi chưa có điện lưới, còn nói về mặt kinh tế là thất bại hoàn toàn.

So sánh một Hệ thống điện mặt trời có sử dụng Pin lưu trữ điện với một Hệ thống điện năng lượng mặt trời mà không cần pin lưu trữ ( Hệ thống. Một hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới thông thường có thời gian hoàn vốn điển hình khoảng 4 – 5 năm và thời gian sử dụng kéo dài khoảng 25-30 năm.

Điều này có nghĩa là khi bạn lắp đặt hệ thống điện mặt trời, sau 4-5 năm thu hồi vốn đầu tư ban đầu thì bạn nên có thêm  20 năm sử dụng điện miễn phí từ hệ thống điện mặt trời.

9. Vốn đầu tư Điện Mặt Trời – Kênh đầu tư tài chính hiệu quả cao, siêu lợi nhuận:

Hầu hết người Việt Nam đầu tư lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời bằng tiền mặt không qua vay vốn ngân hàng. Nếu bạn không có nợ, có dư giả về tài chính và cần tìm kiếm một kênh để đầu tư thu lại lợi nhuận, thì đầu tư vào một hệ thống năng lượng mặt trời là đáng để xem xét một cách nghiêm túc.

Việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hiện đang tạo ra một khoản hoàn trả đáng tin cậy với giá mua điện khá cao từ chính phủ và EVN là 9.35 cent/kWh, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng hoặc trái phiếu chính phủ. Với giá đầu tư siêu hời và lợi nhuận thu lại khủng như vậy nên ở Việt Nam đã xảy ra tình trạng đầu tư tràn lan, ồ ạt xây dựng các Nhà máy điện năng lượng mặt trời _ Solar Farm công suất tầm 50 MW cho tới vài trăm MW, việc đầu tư tràn lan các nhà máy điện mặt trời và Tập trung nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận gây ra tình trạng quá tải đường dây truyền tải điện khiến cho các nhà máy này không thể phát điện hết công suất. Còn với đầu tư điện mặt trời áp mái, việc truyền tải điện và bán điện lên lưới là khá dể dàng do công suất lắp đặt nhỏ và phân tán nên không xảy ra tình trạng quá tải đường dây.

Đầu tư siêu lợi nhuận , lâu dài, bền vững. Vì vậy, tại Việt Nam hiện tại cũng đang nhiều đơn vị Ngân hàng cung cấp, hỗ trợ về tài chính với lãi suất khá tốt để đầu tư lắp đặt điện mặt trời, các thông tin về các ngân hàng hỗ trợ tài chính để lắp điện mặt trời áp mái , quý Khách Hàng  có thể tham khảo thêm tại:

https://tuoitre.vn/ngan-hang-dua-cho-vay-tien-lap-dien-nang-luong-mat-troi-2019061910572017.htm

https://tinnhanhchungkhoan.vn/ngan-hang/ngan-hang-uu-tien-von-cho-dien-mat-troi-ap-mai-295753.html

Lưu ý: Các hệ thống năng lượng mặt trời giá rẻ ở thời điểm hiện tại thì tính về lâu dài có thể sẽ có giá cao hơn, từ việc sửa chữa thiết bị nếu hư hỏng hoặc sản lượng điện tạo ra thấp. Việc sử dụng những tấm pin mặt trời giá rẻ, Inverter không có thương hiệu, nguy cơ chúng sẽ đi đến bãi rác sau một vài năm. Hãy là người tiêu dùng thông minh nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu lắp điện năng lượng mặt trời hoặc cần tư vấn rõ hơn về điện mặt trời. Vui lòng liên hệ số điện thoại Hotline: 0902 377 829  để được  tư vấn một cách hiệu quả và chính xác nhất.

Hoặc liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: C12 Khu Phố TM Thuận Việt, 319 Lý Thường Kiệt-P.15-Q.11-TP.HCM